Bạn đang nuôi một chú chó con trong nhà! Số lượng thành viên gia đình cún cưng đã tăng lên và khiến bạn bận rộn chăm sóc chúng hàng ngày. Khi bạn bắt đầu nuôi chó con, bạn đã dành riêng một khoảng không gian trong nhà, huấn luyện đi vệ sinh, tiêm phòng, đi dạo v.v.. Khi cuộc sống với chú cún con đã dần dần ổn định, có lẽ điều bạn nên quan tâm tiếp theo là “thức ăn cho chó con”?
Có rất nhiều loại khác nhau từ thịt, cá, rau, trái cây đến thức ăn không chất phụ gia, với đa dạng mức giá thành từ các thương hiệu nổi tiếng như Fitmit, ANF, SmartHeart, BOWWOW... khiến bạn phân vân không biết lựa chọn như thế nào. Do đó, Lani Petshop sẽ giới thiệu đến bạn cách chọn mua thức ăn cho chó con. Đừng quên tham khảo Top 10 thức ăn cho chó con tốt nhất được ưa chuộng hiện nay ở phần cuối bài viết nhé.
Cách Chọn Thức Ăn cho Chó Con
Lúc đầu, có thể bạn nghĩ rằng hầu hết mọi người đều sử dụng cùng một loại thức ăn cho chó con ở cửa hàng và nơi gây giống. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thức ăn cho chó con, với nguyên liệu đa dạng, vì vậy hãy lựa chọn dựa vào những điểm cơ bản sau đây.
Có rất nhiều loại thức ăn cho chó, nhưng điều quan trọng là chọn đúng loại theo giai đoạn phát triển của cún cưng. Các chất dinh dưỡng như Protein, Calcium rất cần thiết trong giai đoạn chó còn nhỏ, nhưng nhiều người không biết nên cho bé cún ăn gì vào thời điểm trên.
Độ tuổi 1 năm tuỳ thuộc vào từng giống chó, nên nếu bạn cho những chú chó lớn dùng thức ăn của chó nhỏ, tình trạng thừa dinh dưỡng và béo phì có thể xảy ra. Chẳng hạn những chú chó rất nhỏ như Chihuahua và Toy Poodle có thể ăn thức ăn của chó nhỏ tới 8 tháng tuổi, chó nhỏ như Dachshund thì đến 10 tháng tuổi, giống chó kích thước trung bình tới 12 tháng tuổi, giống chó lớn đến 15 tháng tuổi trong khi các giống chó cực lớn có thể tới 18-24 tháng tuổi.
Nếu chú chó đã có răng bạn không cần ngâm mềm thức ăn nữa, nhưng nếu cún vẫn khó ăn hoặc bị nôn trớ, bạn nên ngâm mềm thức ăn trước để chó dễ nhai và tiêu hoá. Ngoài ra khi chuyển sang thức ăn của chó lớn, bạn nên trộn thêm thức ăn của chó nhỏ để cún cưng dễ làm quen với khẩu vị mới.
Chọn Nguồn Chất Béo Động Vật Chất Lượng Cao
Song hành với một loại Protein tốt, bạn cần một loại chất béo tương xứng. Một số thức ăn cho chó con giá rẻ không thể cho bạn biết chính xác chất béo được sử dụng, thay vào đó chỉ có kí hiệu “mỡ động vật” (Animal Fat) khó có thể đoán chính xác. Do đó mybest khuyến nghị bạn nên chọn các loại thức ăn được mô tả chất béo rõ ràng, ví dụ như dầu cá hồi hay mỡ cừu.
Đồng thời, đừng quên kiểm tra hàm lượng chất béo thô - yếu tố duy trì lông và da phát triển tốt. Theo Hiệp Hội Kiểm Tra Thức Ăn Chăn Nuôi Hoa Kỳ (AAFCO), hàm lượng chất béo thô tối thiểu là từ 8.5% trở lên, để ngăn ngừa tình trạng viêm da khi thiếu hụt chất béo này.
Kiểm Tra Hàm Lượng Ngũ Cốc và Thành Phần Gây Dị Ứng
Đa phần thức ăn cho chó được làm từ ngũ cốc như lúa mì và gạo, nhưng cả chó nhỏ lẫn chó lớn đều khó tiêu hoá được ngũ cốc. Vì vậy hãy chọn sản phẩm có hàm lượng ngũ cốc thấp nhất có thể. Một số sản phẩm giá rẻ thậm chí còn chứa lượng lớn ngũ cốc nên hãy kiểm tra nguyên liệu thật kỹ lưỡng trước khi chọn mua.
Các nguyên liệu thường được liệt kê theo thứ tự hàm lượng giảm dần trong bảng thành phần, nên các sản phẩm ghi Protein đứng đầu sẽ tốt hơn các sản phẩm ghi ngũ cốc đầu tiên.
Ngoài ra đừng quên kiểm tra các thành phần cún cưng bị dị ứng với sự tham vấn của bác sỹ thú y hoặc chủ cửa hàng thú cưng. Một số thức ăn sẽ dị ứng với một số giống chó nhất định, do đó bạn cũng nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc giống của chú cún của mình.
Đừng Quên Kiểm Tra Độ Cứng, Kích Thước Dễ Nhai
So với chó trưởng thành, nhiều chú chó nhỏ không thể nhai thức ăn tốt kể cả trong giai đoạn phát triển, đặc biệt những giống chó có miệng nhỏ như Maltese và Chihuahua. Vì vậy bạn nên chọn thức ăn có kích thước nhỏ vừa miệng cún cưng.
Những chú chó mọc răng chậm cũng không thể nhai thức ăn kỹ. Nếu chú chó nuốt chửng thức ăn mà không nhai, tình trạng trào ngược dạ dày có thể xảy ra, nên bạn cần theo dõi cún cưng có thể nhai thức ăn được hay không. Nếu bạn còn phân vân, hãy chuẩn bị vài loại thức ăn có kích thước và độ mềm/cứng khác nhau để chú chó lựa chọn.
Có rất nhiều loại khác nhau từ thịt, cá, rau, trái cây đến thức ăn không chất phụ gia, với đa dạng mức giá thành từ các thương hiệu nổi tiếng như Fitmit, ANF, SmartHeart, BOWWOW... khiến bạn phân vân không biết lựa chọn như thế nào. Do đó, Lani Petshop sẽ giới thiệu đến bạn cách chọn mua thức ăn cho chó con. Đừng quên tham khảo Top 10 thức ăn cho chó con tốt nhất được ưa chuộng hiện nay ở phần cuối bài viết nhé.
Cách Chọn Thức Ăn cho Chó Con
Lúc đầu, có thể bạn nghĩ rằng hầu hết mọi người đều sử dụng cùng một loại thức ăn cho chó con ở cửa hàng và nơi gây giống. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thức ăn cho chó con, với nguyên liệu đa dạng, vì vậy hãy lựa chọn dựa vào những điểm cơ bản sau đây.
Có rất nhiều loại thức ăn cho chó, nhưng điều quan trọng là chọn đúng loại theo giai đoạn phát triển của cún cưng. Các chất dinh dưỡng như Protein, Calcium rất cần thiết trong giai đoạn chó còn nhỏ, nhưng nhiều người không biết nên cho bé cún ăn gì vào thời điểm trên.
Độ tuổi 1 năm tuỳ thuộc vào từng giống chó, nên nếu bạn cho những chú chó lớn dùng thức ăn của chó nhỏ, tình trạng thừa dinh dưỡng và béo phì có thể xảy ra. Chẳng hạn những chú chó rất nhỏ như Chihuahua và Toy Poodle có thể ăn thức ăn của chó nhỏ tới 8 tháng tuổi, chó nhỏ như Dachshund thì đến 10 tháng tuổi, giống chó kích thước trung bình tới 12 tháng tuổi, giống chó lớn đến 15 tháng tuổi trong khi các giống chó cực lớn có thể tới 18-24 tháng tuổi.
Nếu chú chó đã có răng bạn không cần ngâm mềm thức ăn nữa, nhưng nếu cún vẫn khó ăn hoặc bị nôn trớ, bạn nên ngâm mềm thức ăn trước để chó dễ nhai và tiêu hoá. Ngoài ra khi chuyển sang thức ăn của chó lớn, bạn nên trộn thêm thức ăn của chó nhỏ để cún cưng dễ làm quen với khẩu vị mới.
Chọn Nguồn Chất Béo Động Vật Chất Lượng Cao
Song hành với một loại Protein tốt, bạn cần một loại chất béo tương xứng. Một số thức ăn cho chó con giá rẻ không thể cho bạn biết chính xác chất béo được sử dụng, thay vào đó chỉ có kí hiệu “mỡ động vật” (Animal Fat) khó có thể đoán chính xác. Do đó mybest khuyến nghị bạn nên chọn các loại thức ăn được mô tả chất béo rõ ràng, ví dụ như dầu cá hồi hay mỡ cừu.
Đồng thời, đừng quên kiểm tra hàm lượng chất béo thô - yếu tố duy trì lông và da phát triển tốt. Theo Hiệp Hội Kiểm Tra Thức Ăn Chăn Nuôi Hoa Kỳ (AAFCO), hàm lượng chất béo thô tối thiểu là từ 8.5% trở lên, để ngăn ngừa tình trạng viêm da khi thiếu hụt chất béo này.
Kiểm Tra Hàm Lượng Ngũ Cốc và Thành Phần Gây Dị Ứng
Đa phần thức ăn cho chó được làm từ ngũ cốc như lúa mì và gạo, nhưng cả chó nhỏ lẫn chó lớn đều khó tiêu hoá được ngũ cốc. Vì vậy hãy chọn sản phẩm có hàm lượng ngũ cốc thấp nhất có thể. Một số sản phẩm giá rẻ thậm chí còn chứa lượng lớn ngũ cốc nên hãy kiểm tra nguyên liệu thật kỹ lưỡng trước khi chọn mua.
Các nguyên liệu thường được liệt kê theo thứ tự hàm lượng giảm dần trong bảng thành phần, nên các sản phẩm ghi Protein đứng đầu sẽ tốt hơn các sản phẩm ghi ngũ cốc đầu tiên.
Ngoài ra đừng quên kiểm tra các thành phần cún cưng bị dị ứng với sự tham vấn của bác sỹ thú y hoặc chủ cửa hàng thú cưng. Một số thức ăn sẽ dị ứng với một số giống chó nhất định, do đó bạn cũng nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc giống của chú cún của mình.
Đừng Quên Kiểm Tra Độ Cứng, Kích Thước Dễ Nhai
So với chó trưởng thành, nhiều chú chó nhỏ không thể nhai thức ăn tốt kể cả trong giai đoạn phát triển, đặc biệt những giống chó có miệng nhỏ như Maltese và Chihuahua. Vì vậy bạn nên chọn thức ăn có kích thước nhỏ vừa miệng cún cưng.
Những chú chó mọc răng chậm cũng không thể nhai thức ăn kỹ. Nếu chú chó nuốt chửng thức ăn mà không nhai, tình trạng trào ngược dạ dày có thể xảy ra, nên bạn cần theo dõi cún cưng có thể nhai thức ăn được hay không. Nếu bạn còn phân vân, hãy chuẩn bị vài loại thức ăn có kích thước và độ mềm/cứng khác nhau để chú chó lựa chọn.