Trong chuỗi bài tìm hiểu các thiết bị điện tại Điện Năng, chắc bạn đã hiểu về ắc quy khởi động, ắc quy viễn thông và biến áp 3 pha cho nhà xưởng rồi chứ? Ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về ổn áp. Thiết bị này có gì đặc biệt? Dùng ở đâu? Chọn mua thế nào?
Ổn áp được định nghĩa là thiết bị điện có nhiệm vụ làm ổn định điện áp để cung cấp cho các thiết bị khác. Trong nội dung bài viết, Điện Năng đề cập đến ổn áp xoay chiều, sử dụng điện lưới xoay chiều tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220V (1 pha), hoặc 220V/380 (3 pha). Tương ứng chúng ta có ổn áp 1 pha và ổn áp 3 pha.
Máy ổn áp không sinh ra điện, ổn áp chỉ làm ổn định và cải thiện điện áp để dùng cho các thiết bị. Khi điện áp nguồn tụt hoặc tăng hơn so với điện áp sử dụng của thiết bị điện(220V), ổn áp được thiết kế dải ổn áp để điều chỉnh điện áp nguồn tăng giảm về định mức 110V hoặc 220V. Tùy theo các vùng cấp điện khác nhau, các nhà thiết kế chế tạo các dải điện áp khác nhau: (150V - 260V); (90V - 260V); (50V - 260V).
Chú ý: khi điện áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm. Vì thế ở nơi lưới điện có điện áp thấp, Điện Năng khuyên bạn nên chọn công suất ổn áp lớn hơn.
ổn áp treo tường có bán tại Điện Năng
Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, một số dòng máy còn có tính năng: bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp, mạch trễ, mạch autoreset.
Khi nguồn điện rất yếu, dù ổn áp có nâng điện lên đủ 220V, bạn cũng chỉ nên sử dụng các thiết bị điện có công suất nhỏ. Tránh sử dụng các máy có công suất khởi động như máy bơm, điều hòa, máy lạnh,... và các tải có công suất lớn.
Trong trường hợp dòng khởi động lớn gấp nhiều lần dòng chạy bình thường, sẽ là điện áp của nguồn điện vào tụt sâu, còn dòng điện ra tăng cao, vượt qua khả năng đáp ứng của ổn áp. Máy ổn áp sẽ bị quá tải và không giữ được điện áp ổn định.
Bài viết sau:
- Cách chọn máy ổn áp cho gia đình.
Ổn áp được định nghĩa là thiết bị điện có nhiệm vụ làm ổn định điện áp để cung cấp cho các thiết bị khác. Trong nội dung bài viết, Điện Năng đề cập đến ổn áp xoay chiều, sử dụng điện lưới xoay chiều tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220V (1 pha), hoặc 220V/380 (3 pha). Tương ứng chúng ta có ổn áp 1 pha và ổn áp 3 pha.
Máy ổn áp không sinh ra điện, ổn áp chỉ làm ổn định và cải thiện điện áp để dùng cho các thiết bị. Khi điện áp nguồn tụt hoặc tăng hơn so với điện áp sử dụng của thiết bị điện(220V), ổn áp được thiết kế dải ổn áp để điều chỉnh điện áp nguồn tăng giảm về định mức 110V hoặc 220V. Tùy theo các vùng cấp điện khác nhau, các nhà thiết kế chế tạo các dải điện áp khác nhau: (150V - 260V); (90V - 260V); (50V - 260V).
Chú ý: khi điện áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm. Vì thế ở nơi lưới điện có điện áp thấp, Điện Năng khuyên bạn nên chọn công suất ổn áp lớn hơn.
ổn áp treo tường có bán tại Điện Năng
Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, một số dòng máy còn có tính năng: bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp, mạch trễ, mạch autoreset.
Khi nguồn điện rất yếu, dù ổn áp có nâng điện lên đủ 220V, bạn cũng chỉ nên sử dụng các thiết bị điện có công suất nhỏ. Tránh sử dụng các máy có công suất khởi động như máy bơm, điều hòa, máy lạnh,... và các tải có công suất lớn.
Trong trường hợp dòng khởi động lớn gấp nhiều lần dòng chạy bình thường, sẽ là điện áp của nguồn điện vào tụt sâu, còn dòng điện ra tăng cao, vượt qua khả năng đáp ứng của ổn áp. Máy ổn áp sẽ bị quá tải và không giữ được điện áp ổn định.
Bài viết sau:
- Cách chọn máy ổn áp cho gia đình.