Bảo Lộc Hội gà tre đá TP Bảo Lộc

ae cho minh hoi cham soc lam sao de ga nhanh dc bin vay?cam on nhieu

Gà muốn mau tới bin bạn cần tăng chế độ luyện tập giúp tăng sức bền và giữ nhiệt cho gà.chế độ dinh dưỡng cũng cần phải đảm bảo.kết hợp cho gà sổ dạt tuần 2 lần.sáng sớm và chiều tối thả gà mái đi vòng vòng ngoài bội 15 phút.nếu nuôi từ 2 con trở lên thì cho bội để gà thấy mặt nhau cho từng con ăn lần lượt.con này ăn xong thì mới đến lượt con khác.
Trước Khi tăng cường độ luyện tập lên cao gà phải đc chăm sóc khỏe mạnh và hok mắc bất cứ bệnh gì.
 
bua nay ngoài chợ có bán cám dành cho gà đá ,cho gà an mình cám có ổn ko ban hay la vẫn phải ăn lúa ha bạn
 
Can mua ga tre my 1 trong 1 mai rac.ae nao co thi tra loi e cho e voi bao gia luon nhe.minh cung moi tap choi ga tre
 
Có ai biết cách phân biệt gà mỹ ko?con gà của a sơn đẹp quá[DOUBLEPOST=1380554932][/DOUBLEPOST]Trạng mấy vậy anh sơn
 
bua nay ngoài chợ có bán cám dành cho gà đá ,cho gà an mình cám có ổn ko ban hay la vẫn phải ăn lúa ha bạn

Lúa vẫN là thức ăn chính cho gà ko thể thay thế đc nha bạn.theo nhiều ng thì nên ngâm lúa wa đêm cho lên mộng rồi cho ăn.mấy bác thấy ý kiến đó thế nào,e thì chỉ đãi sạch rồi ngâm 1h sau đó lại phơi khô rồi cho gà ăn vì sợ gà có hok tiêu thì hạt lúa có điều kiện nảy mầm,tiết các độc tố hok tốt lên gà.cám gà đá ng chỉ nên dùng trong nuôi kinh doanh,doanh trại.. Nuôi gà khỏe vs vào chế độ đá thì theo mình thì hok nên dùng. Mong ae góp ý thêm.
 
lang thang thấy hay hay mang về cho ae tham khảo:

b) Dinh dưỡng:
*** Lúa ***
Thông thường, sau khi mua về, các bạn chỉ ngâm lúa wa 1 lần khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho Gà ăn. Nhưng theo các Sư Kê mà Ba Gà tôi từng gặp cho biết: Vì lúa là thức ăn chính dành cho Gà đá nên ko thể phớt lờ vấn đề này đc. Chọn lúa cho gà ăn, phải là loại lúa tốt, tròn, chắc hạt, nhặt kỹ hạt lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn. Tránh ngâm Lúa wa đêm vì có thể lúc này Lúa đã nảy những mầm nhỏ, chứa nhiều độc tố ko tốt cho Gà. Đó là lý do tại sao sau khi đãi Lúa trong nước sạch, các Sư Kê lại phơi khô rồi mới cho gà ăn vì nếu ko may Gà bị ko tiêu thì Lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều Gà.
*** Rau xanh ***
Các loại rau xanh có rất nhiều Vitamin K, thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên, ngoài ra còn cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, làm giảm thân nhiệt cho Gà trong những ngày nóng. Các loại rau phổ biến thường dùng như: xà lách, giá, rau muống. Riêng cà chua, một số Sư Kê cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng, ko tốt khi Gà đang trong “Chế độ đá”.
*** Mồi ***
Mồi giúp bổ sung các chất đạm, protein, hồi phục sức khỏe và tăng độ hưng phấn cho Gà đá. Hiện nay, các Sư Kê khuyên dùng Sâu Supper Worm trong bữa Mồi cho Chiến Kê nhưng các bạn có thể linh động với những loại Mồi có sẵn hoặc ít tốn kém. Sau đây là các loại Mồi thường dùng cho Gà đá và công dụng chính của chúng:
_ Sâu Supper Worm (12k/100g): kích thích hưng phấn cho thi đấu (thường là khẩu phần Mồi trong “Chế độ đá”), kích thích thay lông (thúc đẩy quá trình thay lông, góp phần giúp lông óng mượt, chắc khỏe)
_ Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu (dành cho Gà bị tái mặt, tím mồng)
_ Thịt bò (22k/100g): Phát triển cơ (dành cho Gà bị suy, ốm, gió nhẹ)
_ Tép (7k/100g): Hỗ trợ chắc xương
_ Cá chép con (13k/100g): Dành cho Gà đang giảm cân
_ Dế (17k/100g): dùng trong những ngày giá rét, dế có tính nhiệt.
*** Phụ Gia ***
Các loại phụ gia như :
_ Tỏi: rất tốt cho hệ tiêu hóa, thông thường các Sư Kê vẫn cho Gà ăn kèm thêm 1 ít tỏi sau bữa chiều nhằm tránh chứng khó tiêu và tỏi có tác dụng rất tốt giúp Gà ko bị Gió.
_ Gừng: có tác dụng làm ấm Gà khi thời tiết mưa gió nhiều hoặc sang mùa đông. 1 ít gừng giã nhuyễn trc khi cho Gà vào chuồng sẽ giúp Gà có 1 giấc ngủ ngon.
_ Rượu: ngoài tác dụng làm ấm Gà vào buổi tối, rượu còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống muỗi, thứ côn trùng làm cho Chiến Kê của bạn ko ngủ ngon giấc và mất sức trong những trận đấu.
_ Trà: nước trà đặc được phết lên da gà mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt phòng chống các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn... Ngoài ra, theo 1 số Sư Kê cho biết: nếu kết hợp tắm gà hằng ngày bằng nước trà loãng và phết nước trà đặc lên da gà thường xuyên thì khi vô tay sẽ có cảm nhận rất khác (dẻo như đất sét) so với những chiến kê tắm nước ấm và vô rượu nghệ (cứng như cục sắt). Theo kinh nghiệm của họ thì Gà dùng nước trà sẽ có những bước di chuyển khéo léo, đòn thế uyển chuyển và tránh né nhanh nhẹn. Các Sư Kê còn truyền lại 1 bí quyết nữa, khi Gà khoảng 8-10 tháng, cho uống 1 lượng 10ml nước trà đặc sau bữa chiều, nếu sáng hôm sau thấy gà đi phân có nhớt thì thành công. Bí quyết này giúp Gà vẫn có 1 đôi chân chắc khỏe sau 2-3 mùa lông mà ko có dấu hiệu yếu khớp gối như những Chiến Kê khác ko đc áp dụng.
c) Cách chăm sóc:
_ Gà thiếu nắng sẽ có nguy cơ ủ rất nhiều loại bệnh như: rụng lông, chí rận, tái mặt, lác mồng, nấm mốc… vì thế, ít nhất mỗi ngày Gà phải được phơi nắng 1 lần, thời gian phơi nắng khoảng 15-20’ trong tầm từ 7:00 đến 10:00 sáng.
_ Việc ăn uống phải tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc, tránh Gà bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: ko tiêu, biếng ăn, đi phân trắng…
_ Ngủ nghỉ cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà hay ngủ gật ban ngày thì chắc chắn rằng ban đêm Gà ngủ ko ngon giấc vì bị muỗi cắn, bị giật mình vì ồn ào hoặc bị bỏ đói…
d) Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị hiệu quả:
*** Các loại bệnh ngoài da ***
# Lác Mồng – Nấm Mốc – Nang Bọng #
_ Đây là bệnh phổ biến và rất dễ xuất hiện ở Gà.
_ Triệu chứng: Ở những vùng da như mồng, mặt, cổ, bọng xuất hiện các vảy màu trắng như vảy nến ở người, lan rất nhanh và làm rụng lông ở những vùng da đó.
_ Nguyên nhân: Do sống trong môi trường thiếu ánh sáng, ít đc phơi nắng và cơ thể bị thiếu nước.
_ Cách chữa trị: Dùng nước trà loãng, pha ấm hơn ngày thường một chút, chà sát lên những vùng da có bệnh bằng khăn bông cho bong tróc hết các vảy trắng này ra (nếu có chảy máu thì đừng lo, ko sao đâu). Dùng khăn khô lau sạch nước rồi phơi nắng 30’ tầm từ 7:00 đến 16:00. Hết thời gian phơi nắng thì cho vào mát, hoặc dùng nhớt xe máy xài rồi hoặc dùng thuốc tây hiệu (MaiCa) bôi vào vùng da có bệnh (cách nào cũng đc). Thực hiện 3 lần trong 1 ngày kết hợp dùng xi-lanh bơm nước vào miệng bắt Gà uống, 10ml/lần, 6 lần/ngày (đối vs Gà chạng 1kg).
*** Các loại bệnh về đường tiêu hóa ***
# Ăn ko tiêu #
_ Triệu chứng: Bầu diều Gà đầy thức ăn, và có hiện tượng ngày càng tăng sau mỗi lần ăn thêm. Gà vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng bầu diều thì luôn căng cứng vì ko tiêu hóa đc.
_ Nguyên nhân: do rối loạn tiêu hóa, ăn uống ko đúng giờ giấc, liều lượng.
_ Cách chữa trị: Ngưng ko cho Gà ăn thêm thức ăn. Cho uống thuốc tây hiệu
Trích dẫn 1 cách của bạn TROI.OI.701 đã chia sẻ:

quote_icon.png
Gửi bởi TROI.OI.701


chia sẽ thêm với AE cách trị gà ăn ko tiêu ( cách này của 1 lão tiền bối chỉ cho mình , và mình sử dụng trên 10 năm nay vẫn hiệu quả )
ra tiệm thuốc tây mua 1 ống vitamin C ( loại C PHÁP nha AE , ống thủy tinh 5ml , màu trắng như nước cất ) + 1 cái ông chích 5ml + 3 gói anti Bio , về rút ống C PHÁP ra 3ml (gà nòi ) hoặc 2ml (gà tre ) chích vô ức phần còn dư trong ống cho gà uống vô miệng , pha nước ấm đổ vô miệng gà khoảng 30 -50ml /1 lần ( cứ 40 phút đến 1 tiếng cho uống nước ấm 1 lần ) trong 12 tiếng là gà sẽ tiêu sạch bầu diều , sau đó cho gà uống men tiêu hóa (anti bio , ngày 1 gói , uống trong 3 ngày , uống nhiều ngày càng tốt , ko có hại gì hết ) và ăn cơm nóng (ít thôi ) khi thấy gà thật khỏe hãy cho ăn thức ăn (loại dùng cho gà đá ) hay lúa , vài ngày sau nữa hãy vô mồi tẩm bổ lại , chúc AE thành công

Hoặc tham khảo cách chữa của bạn Shjya tại đây:
Cách chữa gà ăn ko tiêu+lừ đừ+....dấu hiệu sắp die nè ae
# Biếng ăn #
_ Triệu chứng: Gà ăn rất ít, chừng 20-30 hạt lúa mỗi bữa, mồi thì ăn mạnh.
_ Nguyên nhân: Do thường xuyên bổ sung bữa mồi cho Gà, gây nên tình trạng ngán lúa và thích ăn mồi. Lúa vẫn là thức ăn chính và ko thể thay thế đc.
_ Cách chữa trị: Hạn chế bữa Mồi, tăng hoạt động luyện tập, tập thể dục cho Gà.
# Bệnh thương hàn #
_ Triệu chứng: Gà ủ rũ, đi tiêu ra phân có màu trắng, loãng, mùi hôi tanh.
_ Nguyên nhân: Do lây lan trực tiếp từ những cá thể bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp wa thức ăn, nc uống có mầm bệnh.
_ Cách chữa trị: Cho uống Oxytetracyclin: 100-160 mg/ngày, dùng trong 5 ngày. Kết hợp cho tất cả gà còn lại (nếu nuôi nhiều) uống Chloramphenical: 1 gr/3-5 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.
# Bị giun, sán #
_ Triệu chứng: Ăn kém, cơ thể suy nhược, yếu ớt, lông xơ xác ko mượt mà, kéo dài có thể chết.
_ Nguyên nhân: Do tiếp xúc với đất khi thả lang hoặc wa thức ăn có ấu trùng và trứng giun sán.
_ Cách chữa trị: Uống Piperazin 250mg hoặc Levamisol 25mg định kì 3-6 tháng/lần kết hợp trộn Dibutyl Laurate vào thức ăn theo tỷ lệ 50mg cho 100g thức ăn, cho ăn liên tục 5-6 ngày.
*** Các loại bệnh về Phổi và đường hô hấp ***
# Khò khè – Xổ mũi #
_ Triệu chứng: Chảy nước mũi, bầu diều đầy hơi, khi thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản, luôn vẫy mỏ (nhiều người nhầm tưởng là Gà lắc mặt)
_ Nguyên nhân: Do tiếp xúc trực tiếp với những con bị nhiễm bệnh hoặc đã khỏi nhưng vẫn mang mầm bệnh, do lây truyền gián tiếp wa tiếp xúc với dụng cụ vệ sinh, thức ăn, người và các loài chim hoang dã. Gà bị mắc mưa hoặc tắm ướt nhưng ko đc phơi nắng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.
_ Cách chữa trị: Có thể điều trị đơn giản và dễ dàng bằng các loại thuốc nhỏ: Lasota, EFL, hoặc thuốc uống như: Salbutamol, B-Complex.

II. Các hoạt động thể dục vận động hằng ngày:
1) Chạy Bội:
_ Thời điểm: Sáng sớm tầm 6:00 đến 7:00
_ Thời gian: 15-30’/lần/ngày.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà phu cự mạnh vs Gà cần tập luyện, 2 cái bội có kích thước khác nhau và cách nhau 1 cấp, bội nhỏ hơn có kích thước đủ rộng và thoải mái cho gà phu bên trong ko bị cuồng chân hoặc gãy đuôi. Bội lớn úp lên bội nhỏ và cho Gà cần luyện tập bên ngoài.
_ Tác dụng: Vì gà cự nhau nhưng ko đá đc thành ra sẽ tìm đường đến gà kia, và sẽ chạy vòng tròn quanh bội. Nếu tập luyện phương pháp này thường xuyên và đều đặn, gà sẽ có đôi chân nhanh nhẹn, cơ đùi săn chắc, gân khớp dẻo dai, hệ hô hấp phát triển khỏe mạnh, hơi dài hơn trong thi đấu. Ngoài ra, còn góp phần giữ nhiệt cho gà mỗi ngày, luôn hưng phấn và sung mãn.
2) Quần Mái:
_ Thời điểm: xế trưa tầm 9:00 đến 11:00 và xế chiều tầm 14:00 đến 16:00
_ Thời gian: 10-15’/lần, ngày 2 lần.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà mái tơ chưa chịu trống, thả trong 1 khuôn viên kín khoảng 3x3 mét, có phụ trợ dụng cụ bay nhảy càng tốt. Thả Gà cần tập luyện vào, chú ý quan sát, chỉ cho nó ve vãn chứ ko cho đạp mái nhé.
_ Tác dụng: Xả stress ấy mà.
3) Vần Hơi:
_ Thời điểm: trưa tầm 11:00 đến 12:00
_ Thời gian: 5-7’/hiệp, lần 3 hiệp, cách ngày thực hiện 1 lần.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà phu làm đối tác cho Gà cần luyện tập, dùng dụng cụ chức năng để bịt mỏ, cựa, móng cả 2 con, dùng dây cột giầy cột 2 chân gà lại vs nhau tại gối, độ dài dây bằng đúng khoảng cách 2 chân gà lúc đứng thẳng. Cho xổ trên sân đất cát hoặc nền lót đệm em bé để tránh những tổn thương ko đáng có.
_ Tác dụng: Có tác dụng cực tốt trong việc tăng khả năng hô hấp cho gà. Bên cạnh đó, gà ko nhảy đc chân đá, ko cắn mổ đc, sẽ chuyển sang so đẩy, né tránh, tăng khả năng phán đoán và xử lý tình huống trong những trường hợp bất lợi.
written 01:40:00 ngày 12/06/2013]


[Update:
[DOUBLEPOST=1380590719][/DOUBLEPOST]
Phần III: "Chế Độ Đá"
Đây có thể nói là Phần được các bạn quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, Ba Gà tôi xin lưu ý điều này: Để có thể thực hiện Chế Độ Đá, yêu cầu Chiến Kê đã đc chăm sóc tốt theo “Thời Khóa Biểu Nuôi Gà Khỏe” ít nhất là 3 tuần. Vì các hoạt động luyện tập trong Chế Độ Đá có cường độ rất cao, dễ dàng gây rót hoặc suy cho gà ko đủ điều kiện thích nghi nên các bạn phải thận trọng, “Dục Tốc Bất Đạt”. Có thể hiểu nôm na “Chế độ Nuôi Khỏe” là 3 tháng Tân Binh, còn “Chế Độ Đá” là thời kỳ Thực Binh. Chế Độ Đá sẽ đc thực hiện suốt quá trình chơi đá gà của các bạn. Cũng giống như “Chế Độ Nuôi Khỏe”, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của từng người mà các bạn có thể thay đổi thời gian, cách thức cũng như thứ tự các hoạt động trong ngày của Chiến Kê, Ba Gà tôi chỉ đưa ra thời khóa biểu hợp lý và logic nhất thôi, tùy ở các bạn thực hiện.
I. Các Bài tập Hỗ trợ trong Thi Đấu:
1) Bài tập Giữ Thăng Bằng:

_ Thời điểm: buổi sáng
_ Thời gian: 20 lượt/lần, thực hiện 2-3 lần trong 1 buổi tập.
_ Cách thực hiện: Sử dụng bàn cao cỡ ngang eo có để 1 lồng nhỏ nhốt gà mái để tạo động lực cho Chiến Kê. Ôm gà mặt hướng về phía bàn cách bàn 2m. Tung gà tới trước. Nếu nó có thể bay và đậu một cách dễ dàng lên bàn thì tăng dần khoảng cách nhưng ko quá 3m. Một khi gà đã quen với dạng bài tập này, bạn có thể tăng dần số lượt thảy mỗi ngày. Khi gà bắt đầu há mỏ và thở dốc thì nên dừng để nghỉ một lát. Theo dõi thời gian phục hồi của chiến kê có thể biết đc nó đã từng mắc bệnh đường hô hấp khi còn nhỏ hay ko và sẽ có xu hướng mỏi mệt khi luyện tập, ở một số con có triệu chứng đầu bị tái xanh (vì thiếu ô-xy).
_ Tác dụng: là 1 bài tập rất tốt cho các bắp cơ vùng cánh đc chắc khỏe, bên cạnh đó giúp gà tập giữ thăng bằng khi đáp. Trong thi đấu, việc đáp mang tính chủ động sẽ có lợi thế khi gà muốn ra đòn ngay sau khi đáp. Cũng phân tích tương tự như trên, nếu gà bạn ko thường xuyên luyện tập giữ thăng bằng, khi đáp xuống gặp nhiều khó khăn sẽ rơi vào tình trạng bị động, sẽ để lộ ra nhiều sơ hở và điểm yếu, gặp nhiều bất lợi trong phòng thủ chứ ko mong đến việc triển khai tấn công.
2) Bài tập Tốc Độ:
_ Thời điểm: buổi chiều
_ Thời gian: 30 lượt/lần. thực hiện 3-4 lần trong 1 buổi tập.
_ Cách thực hiện: Sử dụng bàn cao cỡ ngang eo có để 1 lồng nhỏ nhốt gà mái để tạo động lực cho Chiến Kê. Để 1 thanh gỗ gác lên như cầu thang. Giữ đuôi gà và để nó trèo lên bàn. Khi nó đi được nửa đường, bạn hơi kéo đuôi để nó phải gắng sức một chút. Gà phải gồng chân và vỗ mạnh cánh để lên vì nàng gà mái trên bàn là động lực để nó leo trèo.
_ Tác dụng: Bài tập này đc mô phỏng và kết hợp từ các dạng bài tập dành cho VĐV Điền Kinh gồm: Chạy cầu thang và Tăng tốc vs tạ. Vs bài tập dạng này, sẽ phát triển tối đa các vùng cơ ở đùi, cánh, tăng sức bền, sự dẻo dai, chịu đựng cho Chiến Kê. Trong thi đấu đối kháng ở bất kỳ môn chơi nào, tốc độ là 1 yếu tố vô cùng quan trọng, chiếm tỉ lệ rất cao so vs các yếu tố khác để cùng góp phần tạo nên chiến thắng.
3) Bài tập Bay:
_ Thời điểm: buổi xế chiều
_ Thời gian: 30s/lần. thực hiện 5-7 lần trong 1 buổi tập.
_ Cách thực hiện: Cho gà đứng trên bàn ngang eo. Dùng tay nghịch đỡ phần ngực gà, tay thuận nắm trọn phần phao câu và đít gà, ngón cái nắm chặt bộ đuôi, các ngón còn lại đỡ phần bọng gà. Thả tay nghịch ra đồng thời nắm chặt 2 gối nâng lên, theo quán tính gà sẽ vỗ cánh như đang bay. Chú ý lực tay chỉ vừa đủ để giữ và cố định tư thế cho gà trong lúc tập, tránh nắm chặt hoặc ghì mạnh quá làm gà trật khớp hoặc tụ máu gây tê liệt.
_ Tác dụng: Giúp gà có đôi cánh khỏe mạnh và tăng thể lực. Đối vs Chiến Kê có lối đá nạp thì bài tập bay dạng này hỗ trợ rất tốt trong các đòn thế tấn công của nó. Cánh khỏe ko những bay tốt trong tấn công, mà còn uyển chuyển tránh né trong phòng thủ. “Đôi cánh như 1 loại vũ khí ko sát thương”.
4) Bài tập Thể Lực Toàn Thân:
_ Thời điểm: buổi trưa nắng nóng
_ Thời gian: 3-5 phút/lần/ngày.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 cái lu nc lớn hoặc đại loại giống vậy để cho gà bơi. Một tay cố định phần lưng, tay còn lại nắm đuôi. Lúc này theo quán tính, gà sẽ quẫy đạp 2 chân liên tục nhằm cố gắng thoát khỏi nc.

_ Tác dụng: Vì trong môi trường nc, gà sẽ hoạt động tích cực vs cường độ mạnh và nhịp độ cao nên thể lực tăng đáng kể, phát triển cơ bắp toàn thân, sự hô hấp cũng đc cải thiện.
*** Thời Khóa Biểu Chế Độ Đá ***
II. Chế Độ Biệt Dưỡng:Gồm 3 giai đoạn:
1) Chế Độ Tiền Biệt Dưỡng:
Đây là giai đoạn đc thực hiện song song vs "Chế Độ Nuôi Khỏe":
a)Tẩy giun sán:
Hầu hết các loại giun đều dễ tẩy ngoại trừ sán. Do vậy khi tẩy, không cho gà ăn bữa chiều trước khi cho uống thuốc vào buổi tối. Vào sáng ngày hôm sau, chỉ cho gà ăn một nửa khẩu phần thông thường. Ăn kiêng là phương sách để thuốc tiếp cận tốt hơn với đầu sán. Nếu thức ăn còn trong ruột thì chỉ có phần thân bị ảnh hưởng còn đầu sán vẫn không sao, rồi nó mọc đốt trở lại. Bởi vì thuốc tẩy chỉ diệt con giun, nên hãy tẩy lại sau từ 8-10 ngày để diệt nốt tất cả giun nở ra từ trứng còn sót lại lần trước. Lần tẩy sau rất quan trọng vì nó giúp gà sạch giun trong 30 ngày sau đó. Việc tái nhiễm thường diễn ra trong vòng một tháng, vì vậy điều quan trọng là phải duy trì một chương trình tẩy giun hàng tháng cho Chiến Kê.
Một loại ký sinh nữa có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho gà là giun chỉ. Giun chỉ hiện diện ở mắt có thể ảnh hưởng đến thị giác của chiến kê khi thi đấu và khiến nó bị thua. Thường xuyên kiểm tra xem mắt gà có bị nhiễm giun chỉ hay không. Nếu có, hãy nhỏ mắt bằng thuốc diệt giun chỉ, chẳng hạn như Oxy-Rid.
b) Diệt ghẻ:
Ngoài giun sán, những loại ký sinh độc hại khác là Ghẻ, Ve và Mò đỏ là mối quan tâm chính. Hiện nay, các loại dầu tắm gà chẳng hạn như Zero Mite có thể xử lý bệnh này.
c) Kháng sinh phòng ngừa:
“Nếu mọi thứ đều ổn, tại sao phải sửa?”
Nói cách khác, nếu Chiến Kê mạnh khỏe, tại sao phải dùng thuốc?
Tuy nhiên, nên sử dụng kháng sinh phòng ngừa với mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà chiến kê nhiễm phải ngay khi bắt đầu quá trình biệt dưỡng. Sử dụng kháng sinh phổ rộng chẳng hạn như Doxyvet trong 3 ngày là đủ.
d) Tỉa lông, cắt mồng, tai, tích:
Để thoáng khí và vệ sinh, vùng lông xung quanh hậu môn và bọng nên được tỉa bớt. Điều này nhằm giúp các bạn có thể đánh giá gà mập hay ốm chính xác hơn bằng cách dùng tay ấn vào vùng này. Với Chiến Kê, tất cả những thứ râu ria như mồng, tích và tai đều phải đc tỉa gọn. Về mặt lý thuyết, một khi những phần này được cắt bỏ, khả năng bị đối phương nắm đá là tối thiểu. Cắt cựa, để dài cỡ một phân là đủ, dẫu một số người muốn để dài và nhọn tự nhiên nhằm có thêm lợi thế, tuy nhiên, độ thông của cựa sắt lúc này ko đc phát huy tối đa.2) Chế Độ Dưỡng Thể:
Đây là giai đoạn đc thực hiện song song vs "Chế Độ Đá", chủ yếu là khẩu phần ăn phải đảm bảo đầy đủ chất cần thiết, nếu thiếu chất thì Chiến Kê ko đủ sức để luyện tập, nếu dư sẽ gây tích mỡ trong ruột, dấu hiệu chứng tỏ gà thứa mỡ là xổ yếu, gà không thể nhảy cao và hơi chậm. Rà soát vùng hậu môn sẽ thấy rất khó bấu, bởi vì nó dày như một tấm cao su nằm dưới da. Nói cách khác, nếu cho ăn với tỷ lệ protein cao, chẳng hạn lên đến 35%, ngoài việc tốn kém tiền thức ăn, gà sẽ trở nên nặng nề, mau mệt và lờ đờ. Các chuyên gia dinh dưỡng gia cầm nghiên cứu và kết luận rằng: khẩu phần đạm từ 16% đến 18% sẽ giúp cho Chiến Kê có tỷ lệ cơ thể - cân nặng lý tưởng nhất. Giống như ở người, nam giới cao 1m70 thì cân nặng từ 63-65Kg là lý tưởng nhất.
Trong số những vấn đề về Dưỡng Thể, kiểm soát độ ẩm là vấn đề được quan tâm nhất, có lẽ cũng vì nó không được hiểu biết một cách cặn kẽ. Các chuyên gia đều đồng ý rằng, nếu một Chiến Kê có quá nhiều nước trong cơ thể thì không thể dưỡng một cách hiệu quả bởi nó quá nặng nề và không thể bật cao, và một khi bị đâm thì nó sẽ bị xuất huyết rất nhiều so với Gà khô. Mặt khác, nếu Gà quá khô, cơ bắp sẽ thiếu lượng nước cần thiết để Gà đá chân sâu hết cỡ. Quá khô sẽ khiến bo đá của chúng giảm rõ rệt.
Điều quan trọng là phải quan sát lông của Chiến Kê. Nếu thấy ko đc óng mượt, hoặc tệ hơn, lông quăn lên thì Chiến Kê đã quá khô. Bằng cách bợ bên dưới lườn và ngực gà, bạn sẽ biết được gà quá khô, quá ướt hay vừa tới. Nếu bạn cảm thấy trọng tâm nằm ngay lườn, giống như cảm giác khi bạn nhấc cục chì = kg, thì gà quá ướt. Nếu bạn cảm thấy trọng lượng nhẹ tênh, thì gà quá khô. Khi tay bạn cảm nhận trọng tâm phân bố đều trên hai chân, vai và ngực, thì bạn đang nắm giữ một chiến kê có tiềm năng thắng trận.
3) Chế Độ Dưỡng Tâm:
Một khía cạnh cũng quan trọng không kém Dưỡng Thể hay thậm chí còn nhiều hơn, là Dưỡng Tâm. Mục tiêu của phương pháp biệt dưỡng này là sửa soạn để Chiến Kê xuất trận. Do đó, bên cạnh việc bồi dưỡng thể lực để có thể đá những cú trời giáng và gia tăng độ bền thông qua luyện tập, Chiến Kê còn phải làm quen với mọi thứ mà nó sẽ phải trải qua khi bước vào trận đấu thực sự.
Nên nhớ rằng, loài Gà cực kỳ nhạy cảm đối với sự căng thẳng. Chẳng hạn, chỉ cần thay đổi một chút về khẩu phần ăn thì gà công nghiệp sẽ bị căng thẳng – chúng ngừng đẻ. Nếu chúng nghe thấy âm thanh vốn chưa từng nghe bao giờ, chúng ngừng đẻ. Nếu chúng thấy màu sắc không quen mắt, chúng sẽ bị căng thẳng – chúng cũng ngừng đẻ. Các bạn có thể thấy tầm quan trọng của việc giúp Chiến Kê trong giai đoạn biệt dưỡng làm quen với mọi yếu tố tác động bên ngoài, mà chúng sẽ phải đối mặt ở trường đấu và ngay trong trận đấu.
Nói cách khác, Gà cũng có địa bàn sinh sống tự nhiên, nếu chúng từng trải qua những yếu tố tác động bên ngoài một thời gian, chúng sẽ dễ dàng thích nghi.
Trong Dưỡng Tâm, gồm 2 giai đoạn chính:
a) Dưỡng Tâm Thích Nghi:
+ Môi trường:Mỗi lần thả lang khoảng 15 phút trong môi trường mô phỏng trường đấu với bịt cựa ở chân, Chiến Kê thực sự được dưỡng tâm để quen với ánh sáng, và cảm giác có gì đó gắn ở chân. Có quá nhiều Chiến Kê ngoài trường đấu ngày nay mổ liên tục vào cựa sắt, đôi khi quên béng mất đối thủ đang lao vào đá mình. Đấy thường là trường hợp khi Chiến Kê không quen với thứ gì gắn quanh chân của nó.
+ Âm thanh:Một trong những điều khiến Chiến Kê căng thẳng là tiếng ồn trường đấu, tiếng người la hét, tiếng ầm ĩ khi mọi người đặt cược. Chẳng mấy con giữ tập trung và bình tĩnh trong trường đấu bởi những tiếng ồn như thế này. Những gì mà bạn có thể làm là ghi những âm thanh này và phát lại mỗi lần xổ gà. Điều này giúp Chiến Kê nhập tâm hơn, coi tiếng ồn này là điều bình thường và nhập trận ngay khi vừa nghe thấy nó.
+ Màu sắc:Như đã đề cập, Chiến Kê phải được luyện tâm bằng cách yêu cầu người chăm sóc mặc áo mỗi lần mỗi khác màu, từ đỏ đến lam đến trắng đến lục, để mà chúng không bị căng thẳng trong trận đấu một khi nhìn thấy vô số màu sắc ngoài trường đấu. Nếu Chiến Kê không quen thấy màu đỏ tươi, mà lại thấy 1 người nào đó ở trường đấu mặc áo màu đỏ, thì Chiến Kê đấy có thể mất tập trung vào đối thủ và 1 thất bại thảm hại là điều khó tránh khỏi. Điều này có thể lý giải cho những trận đấu mà Chiến Kê ko bị thương nhưng lại bỏ chạy mà ko hiểu tại sao!
b) Dưỡng Tâm Cách Ly:
Thực chất đây là giai đoạn tĩnh dưỡng trước trận đấu. Nếu đá vào sáng ngày Thứ Bảy, thì nhốt Chiến Kê vô "Chuồng Cách Ly" sau bữa ăn vào chiều Thứ Ba và toàn bộ 3 ngày tiếp theo. Bắt chúng ra khỏi "Chuồng Cách Ly" và thả bội hay Chuồng bay chỉ vài phút trước bữa ăn. Lưu ý quan sát phân vào giai đoạn này, ẩm nhưng chắc, không quá nhão hoặc quá nhiều nước. Sau khi cho ăn, giúp chiến kê tươi tỉnh bằng cách rửa chân và lau mặt bằng nước ấm cho chúng. Nhốt lại "Chuồng Cách Ly" sau khi cho ăn và uống nước. Vào trc bữa ăn chiều Thứ Sáu, thả lang khoảng 20' để chúng thư giãn và thải phân, nhớ kiểm tra phân, bởi đây là dấu hiệu chính cho biết tình trạng của Chiến Kê. Về "Chuồng Cách Ly", luôn nhớ rằng để Chiến Kê đc nghỉ ngơi thoải mái, chúng phải được nhốt ở nơi cố định và tiện nghi. Che Chuồng bằng vải sẫm màu, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí. Không nên che kín toàn bộ Chuồng. Điều quan trọng là tạo cho chúng 1 môi trường thoải mái để có thể hoàn toàn tĩnh dưỡng.
 
  • Like
Reactions: Bol
Chế độ nuôi này wá công phu và tỉ mỷ.thank a Sơn đã chja sẻ.nếu e ko nhầm thì đây là topic cua a Bagà_sg bên 5s phảj ko a.Đã có dịp đến nhà a này ở sg chơi rùi.hi.nhưng theo e chăm sóc gà ở chế độ tkb như vậy sẽ mất rất nhjề thời gian.Theo mọi ng thì có nên cho gà chạy bội hok?
 
Chế độ nuôi này wá công phu và tỉ mỷ.thank a Sơn đã chja sẻ.nếu e ko nhầm thì đây là topic cua a Bagà_sg bên 5s phảj ko a.Đã có dịp đến nhà a này ở sg chơi rùi.hi.nhưng theo e chăm sóc gà ở chế độ tkb như vậy sẽ mất rất nhjề thời gian.Theo mọi ng thì có nên cho gà chạy bội hok?

đúng rùi đó bol. mình thấy nó cũng giải đáp được nhiều thắc mắc cho ae lên coppy về để ae tham khảo.Theo ý kiến của mình thì chạy bôi cũng rất tốt đó,nó giúp con gà có đôi chân hoạt bát hơn khi vô ray.
 
Trc e cũng hay cho chạy bội,nhưng sau này thấy gà có dấu hiệu cứng các cơ nên em chuyển sang tập tốc độ bằng tay và làm lồng đá cho gà tập luyện.nhưng hok biết ae thấy thế nào.
 
Trc e cũng hay cho chạy bội,nhưng sau này thấy gà có dấu hiệu cứng các cơ nên em chuyển sang tập tốc độ bằng tay và làm lồng đá cho gà tập luyện.nhưng hok biết ae thấy thế nào.

dang nghi trua ha bol chiu nay neu vao dung an com nhe.vao anh em lam vai ly