Bảo Lộc Tủ thuốc gia đình 180k

TỦ THUỐC GIA ĐÌNH KHÔNG THỂ THIẾU - KHI NHÀ CÓ TRẺ NHỎ
1 Tháng 2 2015 lúc 17:45
CẬP NHẬT MỚI NHẤT RẤT QUAN TRỌNG NHA CÁC MẸ!
Có cả các đường LINK trị tiêu chảy, táo bón, cảm ho, phỏng cho trẻ

Có những loại thuốc lúc nào cũng nên thủ sẵn khi nhà có Trẻ nhỏ, đề phòng các trường hợp trẻ bị: Sốt bất chợt, tiêu chảy, đầy bụng, đau mắt, ho hay sỗ mũi, ...



Nhất là vào dịp cuối năm, bố mẹ cho con đi chơi, về quê là nên mang theo luôn, phòng hờ con bệnh bất chợt lại cuống lên chẳng biết làm sao. Chưa nói tới vụ thà thủ sẵn trong nhà có gì dùng luôn còn hơn mấy ngày TẾT cho con đi bác sỹ lại lo cả năm, có kiêng có lành

Tủ thuốc gia đình sẽ giúp các MẸ có thể tự xử lý ngay tại nhà các vấn đề đơn giản, hay các bệnh mới chớm ở trẻ.

Ngoài ra, tủ thuốc gia đình cũng rất cần thiết cho các thành viên khác trong nhà, phòng các trường hợp ban đêm xảy ra đau ốm cần giải quyết ngay.



TỦ THUỐC GIA ĐÌNH CẦN CÓ CÁC LOẠI SAU


1. CÁC VẬT DỤNG Y TẾ CẦN THIẾT
Bông, băng, gạc, chai cồn loại 70 độ, băng cá nhân 2 - 3 kích cỡ, rất cần thiết để lau chùi và che chắn vết thương, tránh khói bụi, vi khuẩn bên ngoài.



2. DẦU NÓNG
Dầu nước xanh (con ó) dành cho người lớn phòng khi đau bụng, cảm lạnh.
Dầu khuynh diệp dành cho trẻ em.



3. NHIỆT KẾ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt: mọc răng, tiêm văcxin, bị viêm nhiễm, … Mẹ nên có một chiếc nhiệt kế để có thể xác định độ sốt của bé, từ đó có cách xử lý hợp lý, quyết định chỉ cần hạ sốt tại nhà hay phải đưa đi bác sĩ.

Có nhiều loại nhiệt kế, ngoài loại truyền thống là nhiệt kế thủy ngân thì còn xuất hiện thêm nhiệt kế điện tử. Có nhiều loại nhiệt kế điện tử có thể đo ở nách, miệng và hậu môn, chính xác tới 0,1 độ C, đo nhanh, sau 1 phút.



4. THUỐC HẠ SỐT
Nếu bé sốt nhẹ, sốt dưới 38,5 độ, mẹ chưa cần phải cho bé uống thuốc, có thể cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, dùng nước ấm lau bàn chân, bẹn và nách cho bé.

Dùng thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến nhất hiện nay là paracetamol, có nhiều dạng bào chế khác nhau. Thường có 4 dạng: Thuốc viên nén, thuốc dạng sủi hòa tan trong nước, thuốc bột cũng hòa tan với nước và thuốc đạn (đặt ở hậu môn).
Các bé dưới 3 tuổi nên dùng thuốc hạ sốt dạng gói bột hòa tan trong nước.



Trường hợp trẻ nhỏ, không chịu uống thuốc, dễ bị nôn trớ có thể dùng dạng thuốc đạn (đặt ở hậu môn). Loại này, trước khi đặt thuốc cho bé, mẹ phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch. Cần chú ý thực hiện đúng thao tác: đặt đầu nhọn của viên thuốc vào trước, sâu khoảng 2 cm và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây để tránh cho viên thuốc bị rơi ra ngoài. Với dạng viên thuốc đặt hậu môn, để bảo quản hãy cho thuốc hẳn vào tủ lạnh.

Mẹ nên mua 3 dạng: Dạng viên nén, viên đạn, và cả dạng gói bột để sẵn ở nhà, đê dùng cho các trường hợp khác nhau.



Nên có sẵn:

- 1 vỉ hạ suốt viên nén 500mg (người lớn và trẻ em trên 12 tuổi hoặc trẻ trên 40 ký dùng)
- Thuốc dạng bột có hàm lượng 100mg, 150mg, 250mg, mỗi loại 1-2 gói (có thể dùng lần 2 gói, hoặc chia nữa gói tùy theo cân nặng của bé)
-Vài viên đạn hạ sốt để sẵn ngăn đá tủ lạnh, mua hàm lượng theo cân nặng của bé hiện tại và mua 1,2 viên dùng cho cân nặng lớn hơn vài ký để phòng sẵn.

Các loại thuốc hạ sốt paracetamol chỉ nên cho bé dùng khi sốt trên 38,5 độ C. Cách sử dụng và liều lượng dùng đều được ghi ở vỏ hộp/bao thuốc. Liều lượng dùng thuốc tỷ lệ thuận với cân nặng của bé.



Lưu ý: không nên cùng lúc vừa cho uống vừa đặt thuốc hạ sốt. Khi trẻ liên tục sốt cao, việc dùng paracetamol phải tuân theo liều lượng quy định là 10 - 15mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ trong từ 4 - 6 giờ. Tức là ít nhất phải cách 4 giờ mới cho trẻ dùng thuốc một lần.

Ví dụ trẻ nặng 20kg thì cứ cách 4 - 6 giờ cho trẻ dùng một lượng paracetamol là 250 -300mg.

Đắp khăn ướt lên trán của trẻ hoặc dùng nước mát lau người cho trẻ cũng làm dịu và hạ sốt rất tốt.



Trường hợp bé sốt và bị co giật, mẹ cần phải đặt trẻ nằm nghiêng sang bên phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắt đường thở. Cần cởi bỏ quần áo và đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn của bé đối với trẻ nhỏ.

Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em trong nhiều bệnh cảnh khác nhau. Sốt cao thường là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. Nếu trẻ sốt cao liên tục sẽ rất nguy hiểm vì có thể xảy ra các cơn co giật.



5. NƯỚC MUỐI SINH LÝ (NaCl 9%)

Dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho con hàng ngày rất an toàn, không có tác dụng phụ hay chống chỉ định gì (trong toa có ghi rõ). Nên nhỏ mắt và mũi cho bé mỗi buổi sáng hoặc sau khi tắm.

Khi thấy con có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi là nhỏ ngay cho con ngày 3-4 lần, nhỏ mỗi bên mũi từ 1-2 giọt. Khi muốn lấy gỉ mũi cho bé, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý vào sẽ làm dung dịch mũi loãng ra, sau 2-3 phút lấy bông tai trẻ em từ từ kéo cục gỉ ra.

Mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt bé. Khi bé bị vật gì rơi vào mắt hoặc có gỉ mắt, mẹ nhỏ nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật cho bé.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng muối biển sinh lý để lau vết trầy xước khi bé bị ngã.



6. THUỐC NHỎ MẮT Tobrex
Nên có sẵn chai thuốc nhỏ mắt Tobrex để phòng ngừa trường hợp đi chơi TẾT, đi ra ngoài nhiều hơn bình thường, chẳng may trẻ bị đau mắt, mắt có dấu hiệu viêm đỏ hay sưng tấy. Nếu đã nhỏ lọ nước muối sinh lý mấy ngày rồi mà không có dấu hiệu giảm, mắt viêm sưng hay mắt vẫn đỏ, NGHĨA LÀ CÓ DẤU HIỆU NẶNG HƠN CHỨ KHÔNG GIẢM NHẸ. Lúc ấy mới cần dùng đến lọ thuốc nhỏ mắt Tobrex để nhỏ cho con (người lớn cũng dùng được). Nhỏ ngày 4- 5, nhỏ trong 3 – 4 hay 5 ngày tùy dấu hiệu giảm ít hay nhiều, khi thấy mắt hết viêm sưng, hết đỏ, thì dùng lọ nước muối sinh lý nhỏ lại mỗi ngày vài lần trong vòng 1 tuần, mới nhỏ mắt lại bình thường (cách ngày hay ngày 1 lần cho trẻ).



7. THUỐC MỠ CHỐNG HĂM
Các bé dùng bỉm (tả giấy) rất dễ bị hăm, mẹ nên có sẵn thuốc chống hăm trong nhà để bôi lên vết hâm cho con khi thấy trên các kẽ da ở cổ, nách, mông, bẹn, ...,bị hăm đỏ.

Nên có sẵn 1 típ thuốc mỡ Bepanthen: Mỗi ngày bôi từ 2 – 3 lần một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị hăm sau khi đã chùi sạch bằng khăn ướt và thấm khô.
Thuốc mỡ Bepanthen cũng có tác dụng hữu hiệu khi bé bị muỗi, côn trùng đốt.



8. PANTHENOL – SƠ CỨU NGAY KHI PHỎNG
Da trẻ rất non nớt, khi phỏng sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng nếu như bố mẹ không biết cách sử lý kịp thời. Vừa nguy hiểm cho sức khỏe của con vừa để lại sẹo xấu hay di chứng nặng nề. Nếu biết cách xử lý ngay lập tức, “hậu quả” do phỏng sẽ được hạn chế và khắc phục rất nhiều. Nên nếu biết cách SƠ CỨU NGAY sau khi bị phỏng là rất quan trọng.



CÁCH SƠ CỨU: ĐỔ NGAY NƯỚC VÀO VẾT PHỎNG, càng sớm càng tốt ngay khi bị phỏng. Nước sẽ làm cho vết phỏng DỊU ngay lại, giúp giảm nhiệt vùng da bị phỏng ngay lập tức, trẻ sẽ giảm đau rát hơn rất nhiều. Mang trẻ đến ngay vòi nước gần nhất có thể, vặn vòi nước ngay lên vết phỏng khoảng 5-7 p. Nếu kg có vòi nước thì dùng ngay chai nước suối, ly nước đổ từ từ vết phỏng (đổ làm sao cho nước nó chảy qua vết phỏng càng lâu càng tốt, chứ kg phải là xối lên cái ào là xong)

Sau đó lấy chai PANTHENOL xịt ngay vào nơi bị phỏng, sẽ giúp làm dịu vết thương, kháng viêm đồng thời ngăn ngừa sự nhiễm trùng tại vết phỏng. Sau đó tùy theo mức độ phỏng nặng hay nhẹ mới tính tới cần trị như thế nào. Đây là bước rất quan trọng và cần thực hiện ngay trong vòng 5-10 phút. Để quá thời gian trên chừng nào thì hiệu quả trị phỏng sau này sẽ thấp hơn chừng ấy.



LƯU Ý: Tốt nhất là sau khi đọc xong bài này, các mẹ ghi nhớ luôn 20 lần trong đầu trước khi ngủ câu “ngay ngày mai sẽ mua để sẳn chai XỊT PHỎNG Panthenol để phòng ngừa trong nhà cho yên tâm”.



XEM BÀI - TRỊ PHỎNG CHO TRẺ TẠI NHÀ
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1421905360./346806988857698/?type=3&theater


9. THUỐC BƠM TRỊ TÁO BÓN
Thuốc bơm làm mềm phân: Dùng cho trường hợp trẻ bị bón đã nhiều ngày, 4-5 ngày chưa đi được, khiến trẻ bị khó chịu, ngủ không yên giấc. Thích hợp cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Lưu ý: Không nên dùng quá thường xuyên vì thuốc có gây kích ứng niêm mạc trực tràng làm niêm mạc bị tổn thương VÀ khiến nhu động ruột ở trẻ bị thụ động mất dần phản xạ rặn ị. Tuy nhiên cũng không nên để trẻ bị táo bón lâu quá kéo dài, cứ để con 4-5 ngày hay cả tuần mới đi 1 lần, lâu ngày trẻ sẽ có nguy cơ bị sa dãn trực tràng sẽ nguy hiểm.

XEM BÀI TRỊ TÁO BÓN CHO TRẺ BẰNG THẢO DƯỢC
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1421807271./344814292390301/?type=3&theater

https://vi-vn.facebook.com/notes/bé...thể-thiếu-khi-nhà-có-trẻ-nhỏ/352116498326747#

10. CÓ SẲN 1 HỘP BIOVITAL – GIÚP HẾT ĐẦY BỤNG – GIẢM ĐI Ị, TIÊU CHẢY
Song song với thuốc hạ sốt, lúc nào nhà có trẻ nhỏ cũng nên thủ sẳn 1 hộp hay vài gói BIOVITAL cho yên tâm.
Trẻ nhỏ, chẳng biết khi nào đột nhiên bị đầy bụng, nôn trớ, hay đi ị nhiều hơn do ăn uống gì lạ vào không tiêu, do cầm phải vật gì bẩn tí cũng có thể nhiễm khuẩn gây tiêu chảy. Hay MẸ cho con bú mà ăn uống không hợp vệ sinh cũng khiến con xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm sau khi bú MẸ, hôm giờ nhà mình ngày nào cũng có trường hợp MẸ vào hỏi gấp như vậy.



Nếu trẻ đi ngoài 2-4 lần trong ngày, có đi 2-3 ngày cũng chẳng sao, chẳng cần uống gì, cứ để cho đường ruột của con nó tự hoạt động và miễn dịch lại các yếu tố bất lợi. Nhưng thấy con sáng giờ đi 4-5 lần rồi là cho con uống ngay 1 gói Biovital vào tính gì tính tiếp sau.
Hiện nay trong tất cả các sản phẩm thuôc dòng men vi sinh và men tiêu hóa, không có sản phẩm nào hiệu quả nhanh bằng BIOVITAL.
Nhà mình rất nhiều mẹ cho con uống các sản phẩm khác con đi ị cả tháng ngày 4-5 lần không hết. Uống BIOVITAL 3 ngày là giảm hẳn, 1 tuần là hết luôn. Các mẹ nào ở nhà mình lâu rồi đều biết rõ BIOVITAL có 2 tác dụng chính là ổn định đường ruột giúp trẻ hết đi ngoài nhiều lần. (Còn có tác dụng nổi bật khác là giúp TRẺ tăng cường khả năng hấp thu)

Cách uống: xem ở bài trong đường link bên dưới đã ghi rất chi tiết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, do virus hay do nhiễm khuẩn đường ruột.



Xem bài XỬ LÝ TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM GÂY NÔN ÓI, TIÊU CHẢY Ở TRẺ, TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN VÀ DO VIRUS
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1422349263./349946415210422/?type=3&theater

https://vi-vn.facebook.com/notes/bé...thể-thiếu-khi-nhà-có-trẻ-nhỏ/352116498326747#

11. THUỐC TIÊU CHẢY
Mua sẵn vài gói thuốc HIDRASEC 10mg hay 30mg tùy theo độ tuổi của con (hay mua thuốc nào có đúng 1 thành phần là Racecadotril)"

Lưu ý: Hidrasec là tên biệt dược của 1 loại thuốc trị tiêu chảy với hoạt chất là Racecadotril. Chứ Hidrasec không phải là tên hoạt chất. các MẸ là chúa nhầm lẫn vụ này á. Nghĩa là ở các cty dược sản xuất thuốc tiêu chảy với hoạt chất Racecadotril, có thể đặt các tên biệt dược khác nhau họ muốn đặt tên gì thì đặt. Nhưng Hidrasec do Pháp sản xuất là có hiệu quả cao hơn.

Nếu mua không có loại này, MẸ cứ ra nhà thuốc nói mua thuốc nào có thành phần Racecadotril là đúng. Mua cho đúng tên hoạt chất thôi, tên sản phẩm khác cũng được, giống như thuốc hạ sốt có nhiều tên khác nhau như Panadol, efferalgan, Hapacol, ..., nhưng hoạt chất của nó chỉ là thành phần PARACETAMOL như nhau.



XEM hướng dẫn cách dùng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ trong bài:
TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ CHO TRẺ
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1421646130./346381128900284/?type=3&theater

https://vi-vn.facebook.com/notes/bé...thể-thiếu-khi-nhà-có-trẻ-nhỏ/352116498326747#

12. THUỐC SỔ MŨI - TIFFY
Chỉ áp dụng với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên
Dùng cho trường hợp trẻ bị sổ mũi và đã nhỏ nước muối sinh lý 2-3 ngày không có dấu hiệu giảm, hoặc có dấu hiệu sổ mũi nặng hơn. Hoặc đã dùng các bài trị sổ mũi với thảo dược 2-3 ngày mà không hiệu quả. MẸ nên mua lọ thuốc siro TIFFY – cho con uống như sau:

Liều lượng:
- Trẻ 3 tháng đến 5 tháng tuổi: 1/2 thìa cà phê, 2 lần/ngày (có thể uống 3 lần nếu sổ mũi nặng và với trường hợp trẻ nặng từ 6 kg trở lên)
- Trẻ 6 tháng đến 9 tháng tuổi: 1/2 thìa cà phê, 3 lần/ ngày
- Trẻ trên 9 tháng đến 1 tuổi: 1/2 thìa cà phê, 4 lần/ ngày
- Trẻ trên 1 tuổi đến 2 tuổi và nặng hơn 9 kg: 1 thìa cà phê, 2 lần/ ngày, dưới 9 kg chỉ uống 2/3 thìa cà fe, 3 lần 1 ngày.
- Trẻ trên 2 tuổi đến 6 tuổi: 1 thìa cà phê, 4 lần/ ngày
- Trẻ trên 6 đến 12 tuổi: 1,5 - 2 thìa cà phê, 4 lần/ ngày
(1 thìa café tính tương đương với 5ml)



P/s: Trẻ sổ mũi cả tuần không hết, uống thuốc mà vẫn có dấu hiệu nặng hơn, cầm phải cho con đi khám ngay để sổ mũi kéo dài TRẺ se có nguy cơ bị viêm tai giữa rất dễ bị tái đi tái lại và khó trị hết hẳn được



13. THUỐC HO TRẺ EM
SIRO TRỊ HO THẢO DƯỢC: MẸ có thể mua chai siro HO Astex hay là PECTOL có loại nào mua loại đó. Đây là thuốc trị ho cho trẻ em được bào chế từ thảo dược rất an toàn. Nên uống 5 ngày đến 1 tuần liên tiếp (hay đến khi con hết hẳn)

Liều lượng:
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: Mỗi lần uống ½ thìa café, ngày uống 3 lần .
- Trẻ trên 6 tháng đến dưới 2 tuổi: Mỗi lần uống 5 ml, ngày uống 3 lần.
- Trẻ từ 2 đến dưới 6 tuổi: Mỗi lần uống 1,5 – 2 thìa cafe, ngày uống 3 lần.
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 3 thìa cafe, ngày uống 3 lần
(1 thìa café tính tương đương với 5ml)



SIRO TRỊ HO ATUSSIN - (Thuôc tây)
Liều lượng (Chỉ dùng cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên)
- Trẻ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi: Mỗi lần uống ½ thìa café, ngày uống 3 lần
- Trẻ trên 1 tuổi đến dưới 2 tuổi: Mỗi lần uống 2/3 thìa cafe, ngày uống 3 lần.
- Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: Mỗi lần uống 1 thìa cafe, ngày uống 3 lần
- Trẻ em trên 6 tuổi đến 12 tuổi: Mỗi lần uống 2 thìa cafe, ngày uống 3 lần

P/s: Trường hợp trẻ uống thuốc ho thảo dược 2-3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm cần uống sang siro ho tân dược, nếu ho nặng và có đờm cần phải uống thêm thuốc giảm kích ứng gây ho và thuốc tan đờm



XEM CHI TIẾT BÀI - TRỊ CẢM HO - SỔ MŨI CHO TRẺ TỪ A - Z
Kết hợp các bài thảo dược, thuốc thảo dược và thuốc đông dược.
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1421902623./347065885498475/?type=3&theater


14. THUỐC KHÁNG SINH
Hiểu rõ và Biết cách dùng Thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đủ thời gian, uống đúng thời điểm cần uống, sẽ trị bệnh cho trẻ rất hiệu quả và an toàn, tránh được tình trạng lờn thuốc hay để bệnh viêm nhiễm nặng hơn, dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản hay các nhiễm trùng không đáng xảy ra.

Tuy nhiên, hầu như rất ít bà mẹ hiểu rõ về tác dụng cũng như cách sử dụng sao cho đúng theo chỉ dẫn, cứ sợ con uống kháng sinh không là có hại, sợ con bị lờn thuốc nhưng mẹ lại cứ tùy ý muốn cho con uống là cho uống, hay muốn ngưng là ngưng càng hại hơn.

Nhiều trường hợp để viêm nhiễm rồi không uống càng có nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn. Như có mẹ con ho cả 2 tuần ngày càng nặng vẫn vào nói vô tư là: con em ho ngày càng nặng, 2 tuần nay rồi đi BS kê kháng sinh mà em không muốn cho con uống sợ nó bị lờn thuốc.

Như vậy là ngta nói “mẹ dốt thì hại con”. Cái đó đâu có tới lượt MẸ muốn hay không mà được? Nói cứ như mình là BS biết bệnh con thế nào á!
Phần này xem chi tiết trong bài “Hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc kháng sinh sao cho hiệu quả và an toàn cao với trẻ”
P/s: Mai chị BKLN mới đăng được viết không kịp



15. CÁCH GIẢI RƯỢU – GIẢM MỆT MỎI
Ngày lễ TẾT, chị em nào quay cuồng với các việc nội trợ, bếp núc, khách khứa mệt mỏi, hay các anh xã bia rượu quá nhiều, muốn tinh thần tỉnh táo, cơ thể khỏe khoắn lấy lại phong độ một cách nhanh chóng nhất là: uống ngay 1 viên vitamin C 1000mg (Beroca), chỉ sau 30p là thấy cơ thể tỉnh táo, giảm mệt mỏi hơn hẳn. Cách này tuy hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ có tác dụng giúp cơ thể khỏe khoắn tức thời ngay trong ngày, an toàn, chứ không có hiệu quả lâu dài. Ai mệt mỏi nhiều nên uống liên tục 1 tuần đến 2 tuần, ngày 1 viên C sủi.



P/s: Còn anh chồng nào sau khi uống rượu nhiều bị đầy bụng muốn ói, không ăn uống nổi, chỉ cần uống ngay 2 gói BIOVITAL chừng 30p sau là thấy đỡ ngay. Sau 3-4 tiếng lại uống tiếp 2 gói nữa là êm ru ăn uống ngon miệng hẳn luôn :)

Các MẸ nhà mình hôm giờ áp dụng cho anh xã vụ này vào cám ơn rất nhiều.



16. GỪNG VÀ CHANH
Ngoài ra, ở nhà nên có sẵn 1 vài củ gừng tươi và chanh, là 2 vị thuốc đông dược rất hiệu quả dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn, nên có sẵn phòng khi cảm lạnh, đau bụng bất chợt, dùng cho các trường hợp đau bụng do cảm lạnh, đau bụng do đi ngoài nhiều lần, cảm lạnh do thời tiết, nước mũi chảy nhiều, ...

Chỉ cần lấy một ít củ gừng tươi đem nướng (nướng trên bếp ga cũng được), để còn hơi ấm nhai nuốt nước, hoặc xắt mỏng rồi dùng mặt dao đập nát, cho gừng vào ly nước sôi, uống khi còn ấm.


Có thể cho thêm đường vào cho dễ uống, sau 20-30p sẽ thấy giảm hẳn. Tùy theo mức độ bị nặng hay nhẹ, có thể dùng 2-3 lần trong ngày.

Đặc biệt, các mẹ bầu bị lạnh bụng, cảm ho, sỗ mũi, hoặc hay nôn do nghén, có thể dùng nước gừng có đường để cải thiện rất hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, chỉ dùng khi bị chứ không nên lạm dụng uống mỗi ngày sẽ khiến cơ thể nóng bức, nhiệt.



CHANH:
Trị viêm họng: Dùng nước cốt chanh, khoảng nửa quả chanh pha với chút muối và nửa cốc nước ấm, dùng để ngậm vài lần trong ngày, sẽ giúp giảm viêm họng rất hiệu quả, dùng được cho các bé lớn và nhất là với các mẹ bầu kg dùng được thuốc kháng sinh.

Hạ sốt: Muốn nhanh chóng hạ sốt, uống ngay một cốc nước chanh tươi, sẽ có hiệu quả ngay tức thì. Người kg muốn dùng kháng sinh, nhất là các mẹ bầu nên dùng.
Không dùng cho bé dưới 3 tuổi vì dạ dày bé còn yếu.

Bài thuôc dân gian:
Trị ho tiêu đờm với hạt chanh chưng đường phèn: Lấy khoảng 7-10 hạt chanh, giã nát cho vào 1 cốc nhỏ, cho thêm tí đường phèn vào, cho vào nồi cơm điện đã sôi (gần chín) chưng chừng 20p, để nguội cho trẻ uống ngày 2 lần giúp giảm ho và tiêu đờm rất hiệu quả.
...............
 
TỦ THUỐC GIA ĐÌNH KHÔNG THỂ THIẾU - KHI NHÀ CÓ TRẺ NHỎ
1 Tháng 2 2015 lúc 17:45
CẬP NHẬT MỚI NHẤT RẤT QUAN TRỌNG NHA CÁC MẸ!
Có cả các đường LINK trị tiêu chảy, táo bón, cảm ho, phỏng cho trẻ

Có những loại thuốc lúc nào cũng nên thủ sẵn khi nhà có Trẻ nhỏ, đề phòng các trường hợp trẻ bị: Sốt bất chợt, tiêu chảy, đầy bụng, đau mắt, ho hay sỗ mũi, ...



Nhất là vào dịp cuối năm, bố mẹ cho con đi chơi, về quê là nên mang theo luôn, phòng hờ con bệnh bất chợt lại cuống lên chẳng biết làm sao. Chưa nói tới vụ thà thủ sẵn trong nhà có gì dùng luôn còn hơn mấy ngày TẾT cho con đi bác sỹ lại lo cả năm, có kiêng có lành

Tủ thuốc gia đình sẽ giúp các MẸ có thể tự xử lý ngay tại nhà các vấn đề đơn giản, hay các bệnh mới chớm ở trẻ.

Ngoài ra, tủ thuốc gia đình cũng rất cần thiết cho các thành viên khác trong nhà, phòng các trường hợp ban đêm xảy ra đau ốm cần giải quyết ngay.



TỦ THUỐC GIA ĐÌNH CẦN CÓ CÁC LOẠI SAU


1. CÁC VẬT DỤNG Y TẾ CẦN THIẾT
Bông, băng, gạc, chai cồn loại 70 độ, băng cá nhân 2 - 3 kích cỡ, rất cần thiết để lau chùi và che chắn vết thương, tránh khói bụi, vi khuẩn bên ngoài.



2. DẦU NÓNG
Dầu nước xanh (con ó) dành cho người lớn phòng khi đau bụng, cảm lạnh.
Dầu khuynh diệp dành cho trẻ em.



3. NHIỆT KẾ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt: mọc răng, tiêm văcxin, bị viêm nhiễm, … Mẹ nên có một chiếc nhiệt kế để có thể xác định độ sốt của bé, từ đó có cách xử lý hợp lý, quyết định chỉ cần hạ sốt tại nhà hay phải đưa đi bác sĩ.

Có nhiều loại nhiệt kế, ngoài loại truyền thống là nhiệt kế thủy ngân thì còn xuất hiện thêm nhiệt kế điện tử. Có nhiều loại nhiệt kế điện tử có thể đo ở nách, miệng và hậu môn, chính xác tới 0,1 độ C, đo nhanh, sau 1 phút.



4. THUỐC HẠ SỐT
Nếu bé sốt nhẹ, sốt dưới 38,5 độ, mẹ chưa cần phải cho bé uống thuốc, có thể cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, dùng nước ấm lau bàn chân, bẹn và nách cho bé.

Dùng thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến nhất hiện nay là paracetamol, có nhiều dạng bào chế khác nhau. Thường có 4 dạng: Thuốc viên nén, thuốc dạng sủi hòa tan trong nước, thuốc bột cũng hòa tan với nước và thuốc đạn (đặt ở hậu môn).
Các bé dưới 3 tuổi nên dùng thuốc hạ sốt dạng gói bột hòa tan trong nước.



Trường hợp trẻ nhỏ, không chịu uống thuốc, dễ bị nôn trớ có thể dùng dạng thuốc đạn (đặt ở hậu môn). Loại này, trước khi đặt thuốc cho bé, mẹ phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch. Cần chú ý thực hiện đúng thao tác: đặt đầu nhọn của viên thuốc vào trước, sâu khoảng 2 cm và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây để tránh cho viên thuốc bị rơi ra ngoài. Với dạng viên thuốc đặt hậu môn, để bảo quản hãy cho thuốc hẳn vào tủ lạnh.

Mẹ nên mua 3 dạng: Dạng viên nén, viên đạn, và cả dạng gói bột để sẵn ở nhà, đê dùng cho các trường hợp khác nhau.



Nên có sẵn:

- 1 vỉ hạ suốt viên nén 500mg (người lớn và trẻ em trên 12 tuổi hoặc trẻ trên 40 ký dùng)
- Thuốc dạng bột có hàm lượng 100mg, 150mg, 250mg, mỗi loại 1-2 gói (có thể dùng lần 2 gói, hoặc chia nữa gói tùy theo cân nặng của bé)
-Vài viên đạn hạ sốt để sẵn ngăn đá tủ lạnh, mua hàm lượng theo cân nặng của bé hiện tại và mua 1,2 viên dùng cho cân nặng lớn hơn vài ký để phòng sẵn.

Các loại thuốc hạ sốt paracetamol chỉ nên cho bé dùng khi sốt trên 38,5 độ C. Cách sử dụng và liều lượng dùng đều được ghi ở vỏ hộp/bao thuốc. Liều lượng dùng thuốc tỷ lệ thuận với cân nặng của bé.



Lưu ý: không nên cùng lúc vừa cho uống vừa đặt thuốc hạ sốt. Khi trẻ liên tục sốt cao, việc dùng paracetamol phải tuân theo liều lượng quy định là 10 - 15mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ trong từ 4 - 6 giờ. Tức là ít nhất phải cách 4 giờ mới cho trẻ dùng thuốc một lần.

Ví dụ trẻ nặng 20kg thì cứ cách 4 - 6 giờ cho trẻ dùng một lượng paracetamol là 250 -300mg.

Đắp khăn ướt lên trán của trẻ hoặc dùng nước mát lau người cho trẻ cũng làm dịu và hạ sốt rất tốt.



Trường hợp bé sốt và bị co giật, mẹ cần phải đặt trẻ nằm nghiêng sang bên phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắt đường thở. Cần cởi bỏ quần áo và đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn của bé đối với trẻ nhỏ.

Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em trong nhiều bệnh cảnh khác nhau. Sốt cao thường là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. Nếu trẻ sốt cao liên tục sẽ rất nguy hiểm vì có thể xảy ra các cơn co giật.



5. NƯỚC MUỐI SINH LÝ (NaCl 9%)

Dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho con hàng ngày rất an toàn, không có tác dụng phụ hay chống chỉ định gì (trong toa có ghi rõ). Nên nhỏ mắt và mũi cho bé mỗi buổi sáng hoặc sau khi tắm.

Khi thấy con có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi là nhỏ ngay cho con ngày 3-4 lần, nhỏ mỗi bên mũi từ 1-2 giọt. Khi muốn lấy gỉ mũi cho bé, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý vào sẽ làm dung dịch mũi loãng ra, sau 2-3 phút lấy bông tai trẻ em từ từ kéo cục gỉ ra.

Mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt bé. Khi bé bị vật gì rơi vào mắt hoặc có gỉ mắt, mẹ nhỏ nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật cho bé.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng muối biển sinh lý để lau vết trầy xước khi bé bị ngã.



6. THUỐC NHỎ MẮT Tobrex
Nên có sẵn chai thuốc nhỏ mắt Tobrex để phòng ngừa trường hợp đi chơi TẾT, đi ra ngoài nhiều hơn bình thường, chẳng may trẻ bị đau mắt, mắt có dấu hiệu viêm đỏ hay sưng tấy. Nếu đã nhỏ lọ nước muối sinh lý mấy ngày rồi mà không có dấu hiệu giảm, mắt viêm sưng hay mắt vẫn đỏ, NGHĨA LÀ CÓ DẤU HIỆU NẶNG HƠN CHỨ KHÔNG GIẢM NHẸ. Lúc ấy mới cần dùng đến lọ thuốc nhỏ mắt Tobrex để nhỏ cho con (người lớn cũng dùng được). Nhỏ ngày 4- 5, nhỏ trong 3 – 4 hay 5 ngày tùy dấu hiệu giảm ít hay nhiều, khi thấy mắt hết viêm sưng, hết đỏ, thì dùng lọ nước muối sinh lý nhỏ lại mỗi ngày vài lần trong vòng 1 tuần, mới nhỏ mắt lại bình thường (cách ngày hay ngày 1 lần cho trẻ).



7. THUỐC MỠ CHỐNG HĂM
Các bé dùng bỉm (tả giấy) rất dễ bị hăm, mẹ nên có sẵn thuốc chống hăm trong nhà để bôi lên vết hâm cho con khi thấy trên các kẽ da ở cổ, nách, mông, bẹn, ...,bị hăm đỏ.

Nên có sẵn 1 típ thuốc mỡ Bepanthen: Mỗi ngày bôi từ 2 – 3 lần một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị hăm sau khi đã chùi sạch bằng khăn ướt và thấm khô.
Thuốc mỡ Bepanthen cũng có tác dụng hữu hiệu khi bé bị muỗi, côn trùng đốt.



8. PANTHENOL – SƠ CỨU NGAY KHI PHỎNG
Da trẻ rất non nớt, khi phỏng sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng nếu như bố mẹ không biết cách sử lý kịp thời. Vừa nguy hiểm cho sức khỏe của con vừa để lại sẹo xấu hay di chứng nặng nề. Nếu biết cách xử lý ngay lập tức, “hậu quả” do phỏng sẽ được hạn chế và khắc phục rất nhiều. Nên nếu biết cách SƠ CỨU NGAY sau khi bị phỏng là rất quan trọng.



CÁCH SƠ CỨU: ĐỔ NGAY NƯỚC VÀO VẾT PHỎNG, càng sớm càng tốt ngay khi bị phỏng. Nước sẽ làm cho vết phỏng DỊU ngay lại, giúp giảm nhiệt vùng da bị phỏng ngay lập tức, trẻ sẽ giảm đau rát hơn rất nhiều. Mang trẻ đến ngay vòi nước gần nhất có thể, vặn vòi nước ngay lên vết phỏng khoảng 5-7 p. Nếu kg có vòi nước thì dùng ngay chai nước suối, ly nước đổ từ từ vết phỏng (đổ làm sao cho nước nó chảy qua vết phỏng càng lâu càng tốt, chứ kg phải là xối lên cái ào là xong)

Sau đó lấy chai PANTHENOL xịt ngay vào nơi bị phỏng, sẽ giúp làm dịu vết thương, kháng viêm đồng thời ngăn ngừa sự nhiễm trùng tại vết phỏng. Sau đó tùy theo mức độ phỏng nặng hay nhẹ mới tính tới cần trị như thế nào. Đây là bước rất quan trọng và cần thực hiện ngay trong vòng 5-10 phút. Để quá thời gian trên chừng nào thì hiệu quả trị phỏng sau này sẽ thấp hơn chừng ấy.



LƯU Ý: Tốt nhất là sau khi đọc xong bài này, các mẹ ghi nhớ luôn 20 lần trong đầu trước khi ngủ câu “ngay ngày mai sẽ mua để sẳn chai XỊT PHỎNG Panthenol để phòng ngừa trong nhà cho yên tâm”.



XEM BÀI - TRỊ PHỎNG CHO TRẺ TẠI NHÀ
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1421905360./346806988857698/?type=3&theater


9. THUỐC BƠM TRỊ TÁO BÓN
Thuốc bơm làm mềm phân: Dùng cho trường hợp trẻ bị bón đã nhiều ngày, 4-5 ngày chưa đi được, khiến trẻ bị khó chịu, ngủ không yên giấc. Thích hợp cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Lưu ý: Không nên dùng quá thường xuyên vì thuốc có gây kích ứng niêm mạc trực tràng làm niêm mạc bị tổn thương VÀ khiến nhu động ruột ở trẻ bị thụ động mất dần phản xạ rặn ị. Tuy nhiên cũng không nên để trẻ bị táo bón lâu quá kéo dài, cứ để con 4-5 ngày hay cả tuần mới đi 1 lần, lâu ngày trẻ sẽ có nguy cơ bị sa dãn trực tràng sẽ nguy hiểm.

XEM BÀI TRỊ TÁO BÓN CHO TRẺ BẰNG THẢO DƯỢC
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1421807271./344814292390301/?type=3&theater

https://vi-vn.facebook.com/notes/bé...thể-thiếu-khi-nhà-có-trẻ-nhỏ/352116498326747#

10. CÓ SẲN 1 HỘP BIOVITAL – GIÚP HẾT ĐẦY BỤNG – GIẢM ĐI Ị, TIÊU CHẢY
Song song với thuốc hạ sốt, lúc nào nhà có trẻ nhỏ cũng nên thủ sẳn 1 hộp hay vài gói BIOVITAL cho yên tâm.
Trẻ nhỏ, chẳng biết khi nào đột nhiên bị đầy bụng, nôn trớ, hay đi ị nhiều hơn do ăn uống gì lạ vào không tiêu, do cầm phải vật gì bẩn tí cũng có thể nhiễm khuẩn gây tiêu chảy. Hay MẸ cho con bú mà ăn uống không hợp vệ sinh cũng khiến con xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm sau khi bú MẸ, hôm giờ nhà mình ngày nào cũng có trường hợp MẸ vào hỏi gấp như vậy.



Nếu trẻ đi ngoài 2-4 lần trong ngày, có đi 2-3 ngày cũng chẳng sao, chẳng cần uống gì, cứ để cho đường ruột của con nó tự hoạt động và miễn dịch lại các yếu tố bất lợi. Nhưng thấy con sáng giờ đi 4-5 lần rồi là cho con uống ngay 1 gói Biovital vào tính gì tính tiếp sau.
Hiện nay trong tất cả các sản phẩm thuôc dòng men vi sinh và men tiêu hóa, không có sản phẩm nào hiệu quả nhanh bằng BIOVITAL.
Nhà mình rất nhiều mẹ cho con uống các sản phẩm khác con đi ị cả tháng ngày 4-5 lần không hết. Uống BIOVITAL 3 ngày là giảm hẳn, 1 tuần là hết luôn. Các mẹ nào ở nhà mình lâu rồi đều biết rõ BIOVITAL có 2 tác dụng chính là ổn định đường ruột giúp trẻ hết đi ngoài nhiều lần. (Còn có tác dụng nổi bật khác là giúp TRẺ tăng cường khả năng hấp thu)

Cách uống: xem ở bài trong đường link bên dưới đã ghi rất chi tiết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, do virus hay do nhiễm khuẩn đường ruột.



Xem bài XỬ LÝ TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM GÂY NÔN ÓI, TIÊU CHẢY Ở TRẺ, TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN VÀ DO VIRUS
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1422349263./349946415210422/?type=3&theater

https://vi-vn.facebook.com/notes/bé...thể-thiếu-khi-nhà-có-trẻ-nhỏ/352116498326747#

11. THUỐC TIÊU CHẢY
Mua sẵn vài gói thuốc HIDRASEC 10mg hay 30mg tùy theo độ tuổi của con (hay mua thuốc nào có đúng 1 thành phần là Racecadotril)"

Lưu ý: Hidrasec là tên biệt dược của 1 loại thuốc trị tiêu chảy với hoạt chất là Racecadotril. Chứ Hidrasec không phải là tên hoạt chất. các MẸ là chúa nhầm lẫn vụ này á. Nghĩa là ở các cty dược sản xuất thuốc tiêu chảy với hoạt chất Racecadotril, có thể đặt các tên biệt dược khác nhau họ muốn đặt tên gì thì đặt. Nhưng Hidrasec do Pháp sản xuất là có hiệu quả cao hơn.

Nếu mua không có loại này, MẸ cứ ra nhà thuốc nói mua thuốc nào có thành phần Racecadotril là đúng. Mua cho đúng tên hoạt chất thôi, tên sản phẩm khác cũng được, giống như thuốc hạ sốt có nhiều tên khác nhau như Panadol, efferalgan, Hapacol, ..., nhưng hoạt chất của nó chỉ là thành phần PARACETAMOL như nhau.



XEM hướng dẫn cách dùng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ trong bài:
TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ CHO TRẺ
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1421646130./346381128900284/?type=3&theater

https://vi-vn.facebook.com/notes/bé...thể-thiếu-khi-nhà-có-trẻ-nhỏ/352116498326747#

12. THUỐC SỔ MŨI - TIFFY
Chỉ áp dụng với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên
Dùng cho trường hợp trẻ bị sổ mũi và đã nhỏ nước muối sinh lý 2-3 ngày không có dấu hiệu giảm, hoặc có dấu hiệu sổ mũi nặng hơn. Hoặc đã dùng các bài trị sổ mũi với thảo dược 2-3 ngày mà không hiệu quả. MẸ nên mua lọ thuốc siro TIFFY – cho con uống như sau:

Liều lượng:
- Trẻ 3 tháng đến 5 tháng tuổi: 1/2 thìa cà phê, 2 lần/ngày (có thể uống 3 lần nếu sổ mũi nặng và với trường hợp trẻ nặng từ 6 kg trở lên)
- Trẻ 6 tháng đến 9 tháng tuổi: 1/2 thìa cà phê, 3 lần/ ngày
- Trẻ trên 9 tháng đến 1 tuổi: 1/2 thìa cà phê, 4 lần/ ngày
- Trẻ trên 1 tuổi đến 2 tuổi và nặng hơn 9 kg: 1 thìa cà phê, 2 lần/ ngày, dưới 9 kg chỉ uống 2/3 thìa cà fe, 3 lần 1 ngày.
- Trẻ trên 2 tuổi đến 6 tuổi: 1 thìa cà phê, 4 lần/ ngày
- Trẻ trên 6 đến 12 tuổi: 1,5 - 2 thìa cà phê, 4 lần/ ngày
(1 thìa café tính tương đương với 5ml)



P/s: Trẻ sổ mũi cả tuần không hết, uống thuốc mà vẫn có dấu hiệu nặng hơn, cầm phải cho con đi khám ngay để sổ mũi kéo dài TRẺ se có nguy cơ bị viêm tai giữa rất dễ bị tái đi tái lại và khó trị hết hẳn được



13. THUỐC HO TRẺ EM
SIRO TRỊ HO THẢO DƯỢC: MẸ có thể mua chai siro HO Astex hay là PECTOL có loại nào mua loại đó. Đây là thuốc trị ho cho trẻ em được bào chế từ thảo dược rất an toàn. Nên uống 5 ngày đến 1 tuần liên tiếp (hay đến khi con hết hẳn)

Liều lượng:
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: Mỗi lần uống ½ thìa café, ngày uống 3 lần .
- Trẻ trên 6 tháng đến dưới 2 tuổi: Mỗi lần uống 5 ml, ngày uống 3 lần.
- Trẻ từ 2 đến dưới 6 tuổi: Mỗi lần uống 1,5 – 2 thìa cafe, ngày uống 3 lần.
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 3 thìa cafe, ngày uống 3 lần
(1 thìa café tính tương đương với 5ml)



SIRO TRỊ HO ATUSSIN - (Thuôc tây)
Liều lượng (Chỉ dùng cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên)
- Trẻ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi: Mỗi lần uống ½ thìa café, ngày uống 3 lần
- Trẻ trên 1 tuổi đến dưới 2 tuổi: Mỗi lần uống 2/3 thìa cafe, ngày uống 3 lần.
- Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: Mỗi lần uống 1 thìa cafe, ngày uống 3 lần
- Trẻ em trên 6 tuổi đến 12 tuổi: Mỗi lần uống 2 thìa cafe, ngày uống 3 lần

P/s: Trường hợp trẻ uống thuốc ho thảo dược 2-3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm cần uống sang siro ho tân dược, nếu ho nặng và có đờm cần phải uống thêm thuốc giảm kích ứng gây ho và thuốc tan đờm



XEM CHI TIẾT BÀI - TRỊ CẢM HO - SỔ MŨI CHO TRẺ TỪ A - Z
Kết hợp các bài thảo dược, thuốc thảo dược và thuốc đông dược.
https://www.facebook.com/bekhoelonn...0.1421902623./347065885498475/?type=3&theater


14. THUỐC KHÁNG SINH
Hiểu rõ và Biết cách dùng Thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đủ thời gian, uống đúng thời điểm cần uống, sẽ trị bệnh cho trẻ rất hiệu quả và an toàn, tránh được tình trạng lờn thuốc hay để bệnh viêm nhiễm nặng hơn, dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản hay các nhiễm trùng không đáng xảy ra.

Tuy nhiên, hầu như rất ít bà mẹ hiểu rõ về tác dụng cũng như cách sử dụng sao cho đúng theo chỉ dẫn, cứ sợ con uống kháng sinh không là có hại, sợ con bị lờn thuốc nhưng mẹ lại cứ tùy ý muốn cho con uống là cho uống, hay muốn ngưng là ngưng càng hại hơn.

Nhiều trường hợp để viêm nhiễm rồi không uống càng có nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn. Như có mẹ con ho cả 2 tuần ngày càng nặng vẫn vào nói vô tư là: con em ho ngày càng nặng, 2 tuần nay rồi đi BS kê kháng sinh mà em không muốn cho con uống sợ nó bị lờn thuốc.

Như vậy là ngta nói “mẹ dốt thì hại con”. Cái đó đâu có tới lượt MẸ muốn hay không mà được? Nói cứ như mình là BS biết bệnh con thế nào á!
Phần này xem chi tiết trong bài “Hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc kháng sinh sao cho hiệu quả và an toàn cao với trẻ”
P/s: Mai chị BKLN mới đăng được viết không kịp



15. CÁCH GIẢI RƯỢU – GIẢM MỆT MỎI
Ngày lễ TẾT, chị em nào quay cuồng với các việc nội trợ, bếp núc, khách khứa mệt mỏi, hay các anh xã bia rượu quá nhiều, muốn tinh thần tỉnh táo, cơ thể khỏe khoắn lấy lại phong độ một cách nhanh chóng nhất là: uống ngay 1 viên vitamin C 1000mg (Beroca), chỉ sau 30p là thấy cơ thể tỉnh táo, giảm mệt mỏi hơn hẳn. Cách này tuy hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ có tác dụng giúp cơ thể khỏe khoắn tức thời ngay trong ngày, an toàn, chứ không có hiệu quả lâu dài. Ai mệt mỏi nhiều nên uống liên tục 1 tuần đến 2 tuần, ngày 1 viên C sủi.



P/s: Còn anh chồng nào sau khi uống rượu nhiều bị đầy bụng muốn ói, không ăn uống nổi, chỉ cần uống ngay 2 gói BIOVITAL chừng 30p sau là thấy đỡ ngay. Sau 3-4 tiếng lại uống tiếp 2 gói nữa là êm ru ăn uống ngon miệng hẳn luôn :)

Các MẸ nhà mình hôm giờ áp dụng cho anh xã vụ này vào cám ơn rất nhiều.



16. GỪNG VÀ CHANH
Ngoài ra, ở nhà nên có sẵn 1 vài củ gừng tươi và chanh, là 2 vị thuốc đông dược rất hiệu quả dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn, nên có sẵn phòng khi cảm lạnh, đau bụng bất chợt, dùng cho các trường hợp đau bụng do cảm lạnh, đau bụng do đi ngoài nhiều lần, cảm lạnh do thời tiết, nước mũi chảy nhiều, ...

Chỉ cần lấy một ít củ gừng tươi đem nướng (nướng trên bếp ga cũng được), để còn hơi ấm nhai nuốt nước, hoặc xắt mỏng rồi dùng mặt dao đập nát, cho gừng vào ly nước sôi, uống khi còn ấm.


Có thể cho thêm đường vào cho dễ uống, sau 20-30p sẽ thấy giảm hẳn. Tùy theo mức độ bị nặng hay nhẹ, có thể dùng 2-3 lần trong ngày.

Đặc biệt, các mẹ bầu bị lạnh bụng, cảm ho, sỗ mũi, hoặc hay nôn do nghén, có thể dùng nước gừng có đường để cải thiện rất hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, chỉ dùng khi bị chứ không nên lạm dụng uống mỗi ngày sẽ khiến cơ thể nóng bức, nhiệt.



CHANH:
Trị viêm họng: Dùng nước cốt chanh, khoảng nửa quả chanh pha với chút muối và nửa cốc nước ấm, dùng để ngậm vài lần trong ngày, sẽ giúp giảm viêm họng rất hiệu quả, dùng được cho các bé lớn và nhất là với các mẹ bầu kg dùng được thuốc kháng sinh.

Hạ sốt: Muốn nhanh chóng hạ sốt, uống ngay một cốc nước chanh tươi, sẽ có hiệu quả ngay tức thì. Người kg muốn dùng kháng sinh, nhất là các mẹ bầu nên dùng.
Không dùng cho bé dưới 3 tuổi vì dạ dày bé còn yếu.

Bài thuôc dân gian:
Trị ho tiêu đờm với hạt chanh chưng đường phèn: Lấy khoảng 7-10 hạt chanh, giã nát cho vào 1 cốc nhỏ, cho thêm tí đường phèn vào, cho vào nồi cơm điện đã sôi (gần chín) chưng chừng 20p, để nguội cho trẻ uống ngày 2 lần giúp giảm ho và tiêu đờm rất hiệu quả.
...............
Mình muốn làm cái tủ đựng thức ăn treo tường cao khoang 60 ngang 1m thì bn bạn